Mùng 1 Tết Xe Buýt Có Chạy Không 2024? Lịch Nghỉ Và Làm Việc Các Nhà Xe

Vài đặc điểm của xe buýt

Xe buýt là loại xe có bánh lớn, tương tự xe chở hành khách thông thường. Tuy nhiên nó có điểm khác biệt là hoạt động trên các tuyến đường ngắn hơn. Cụ thể là nối các điểm đô thị với nhau, liên huyện, thị xã và thành phố. Thường thì mỗi tỉnh sẽ có một hệ thống xe buýt riêng. Đồng thời, các xe chủ yếu di chuyển ra, vào bến và vận chuyển hành khách đi lại chỉ trong khu vực đó.

Nói về nguồn gốc, xe buýt ra đời từ thời Pháp thuộc đến nay với nhiều giai đoạn ngưng hoạt động và thay thế. Đến năm 1998 thì chính quyền và các cơ quan giao thông vận tải bắt đầu đề ra chủ trương thúc đẩy giao thông công cộng hiệu quả. Kể từ năm 2001 cho đến thời điểm hiện tại xe buýt đã được nâng cao chất lượng, tăng tuyến tại các thành phố lớn nhỏ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Xe buýt hoạt động từ mấy giờ trong ngày?

Hầu hết các ngày trong tuần đều có xe buýt hoạt động. Không phân biệt ngày lễ, thứ 7 hay chủ nhật. Tuy nhiên việc chu chuyển của xe buýt luôn theo khung giờ cố định. Chứ không phải khởi hành theo ý muốn cá nhân của bất kỳ khách hàng nào. Thông thường vào lúc 5h sáng thì xe sẽ có chuyến chạy đầu tiên.

Đôi khi, do một vài điều kiện khách quan và sai số trong quá trình di chuyển. Cho nên chuyến xe có thể qua bến hoặc điểm dừng nhanh hoặc chậm hơn so với dự tính. Cho nên nếu không muốn bị gián đoạn lịch trình bạn phải đến bến sớm hơn kế hoạch tầm 15 phút.

Tần suất chạy của xe buýt là bao nhiêu?

Tùy vào khoảng cách giữa các cụm đô thị, số lượng xe phân bổ tại khu vực đó, nhu cầu đi lại của người dân ra sao. Mà mỗi nơi sẽ có một tần suất chạy khác nhau. Thông thường cứ 15 phút là có một chuyến. Tại vùng đông dân cư hoặc các cụm cao điểm thì tần suất sẽ là 5 - 10 phút. Ngược lại nơi ít người có nhu cầu sử dụng sẽ kéo dài 20 đến 30 phút cho 1 lượt.

Có mấy loại xe buýt?

Xe buýt là loại xe công cộng do sở giao thông vận tải quản lý. Và hệ thống này được coi như là duy nhất trong các tỉnh. Đồng thời do nhu cầu của người dân cộng thêm việc hạn chế sự "trá hình" của các loại xe dù, gây náo loạn trật tự an toàn giao thông.

Nên một số sở GTVT đã mở rộng thêm các tuyến xe buýt liên tỉnh mới. Xét về quy mô thì xe buýt được phân thành nhiều loại theo số lượng chỗ. Có xe sẽ gồm 22 ghế, có xe 47 chỗ cả đứng lẫn ngồi. Ngoài ra, một số xe sẽ có số lượng chỗ là 60, 68,...

Giá vé xe buýt là bao nhiêu?

Tùy mỗi khu vực, đối tượng mà giá xe buýt sẽ khác nhau. Theo bảng giá của khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì cự ly 15km trở xuống sẽ là 5000 đồng. Từ 15km đến 25km tăng thêm 1000 đồng. Trên 25km là 7000 đồng. Riêng đối với học sinh sinh viên chỉ tính 3000 đồng trên 1km. Đối với loại xe buýt nhanh, giá vé là 10000 đồng/km.

Mùng 1 Tết xe buýt có chạy không?

Xe buýt sẽ vẫn hoạt động liên tục kể cả các ngày lễ, thứ 7. Các ngày chủ nhật, tết dương lịch và Tết Nguyên Đán. Đặc biệt tăng cường thêm một số chuyến tại khu vực cao điểm. Trong các ngày cận kề Tết để hỗ trợ hành khách đi lại. Đồng thời bổ sung thêm các xe liên tỉnh giải tỏa khách trong các bến.

Tuy nhiên, về thời gian vận hành có phần thay đổi. Nếu bình thường xe khởi hành chuyến đầu từ 5h sáng. Thì ngày mùng 1 tết sẽ bắt đầu từ lúc 8h. Ngược lại, tại một số vùng nhu cầu hạn chế hơn trong dịp này như các làng đại học sẽ giảm tuyến để tránh trường hợp xe chạy rỗng.

Các tuyến dự kiến ngưng hoạt động:

Ngày 30 tháng Chạp (thứ Sáu, 24/01/2024): các tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động theo biểu đồ chạy xe kết thúc lúc 12 giờ 00 trưa. Riêng 5 tuyến xe buýt sau vẫn tiếp tục hoạt động đến hết 17 giờ:

Ngày mùng 1 Tết (thứ Bảy, 25/01/2024): các tuyến buýt có trợ giá bắt đầu hoạt động từ 8 giờ 00 sáng đến 17 giờ 00. Riêng 4 tuyến xe buýt sau hoạt động với biểu đồ chạy xe đặc thù, cụ thể:

Lịch trình hoạt động của một số tuyến xe buýt dịp Tết

Tại thành phố Hồ Chí Minh các xe ngưng chạy ngày mùng 1 Tết gồm: Từ Bến Thành đến bx miền Đông Cát Lái, bến xe An Sương, bến xe miền Tây. Từ Bến Thành đến đại học quốc tế không hoạt động vào tết dương lịch. Đồng thời tạm nghỉ từ 23 tháng chạp đến 9 tháng giêng.

Còn đại học Bách Khoa ngưng từ ngày 25/12 âm lịch tới ngày 15 tháng giêng. Ngoài ra các tuyến từ Bến Thành đến khu du lịch Đại Nam, đại học Tôn Đức Thắng, Mộc Bài cũng không hoạt động trong những ngày cận Tết cũng như các mùng.

Tại Hà Nội, tổng công ty vận tải Transerco đã lên kế hoạch bố trí và tăng cường xe buýt dự phòng. Cụ thể là những ngày trước và sau tết sẽ bố trí thêm tuyến tại các nhà ga Hà Nội. Quanh làng đại học, đầu bến Long Biên, cầu Giấy để đáp ứng nhu cầu về quê của các công nhân, sinh viên ngoại tỉnh. Còn những ngày trong Tết sẽ chủ yếu di chuyển trong thủ đô và vùng lân cận để người dân du xuân, chúc tết,...

Một số lưu ý khi đi xe buýt trong dịp Tết.

Trong dịp này thì số lượng hành khách sẽ đông hơn bình thường. Để tránh gặp sự cố hay rắc rối bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Hành lý cất dưới ghế ngồi, không được để tại lối đi và lấn sang ghế người khác.
  • Mặc dù có thể mang theo động vật phục vụ. Nhưng không làm ảnh hưởng đến người khác ( nên ôm trên người hoặc đặt trong lồng).
  • Trong trường hợp xe quá đông phải đứng thì nên chuẩn bị vịn chắc các thanh vịn. Đề phòng thắng gấp, dừng đột ngột.
  • Nên chọn thời điểm ngoài giờ cao điểm (7h sáng đến 8h sáng) hoặc sau 3h chiều để dễ dàng chọn được ghế ngồi ưng ý.
Next Post Previous Post