Kiến Trúc Độc Lạ, Hút Hồn Người Của Nhà Thờ Hạnh Thông Tây

TTPT - Con đường Quang Trung, Quận Gò Vấp đi ngang Nhà thờ Hạnh Thông Tây, nay đã thành tuyến giao thông huyết mạch, đông đúc. Mỗi khi dừng đèn đỏ, người đi đường không thể không ngoái nhìn vào Nhà thờ, nơi một khoảng không gian thanh bình, xanh mát với kiến trúc đẹp lạ nổi bật.

Ngay sau khi đặt chân đến Sài Gòn năm 1859, người Pháp đã cho xây một nhà thờ nhỏ đầu tiên để phục vụ cho đời sống tâm linh của họ. Kể từ khi nhà thờ đầu tiên được xây dựng đến nay, trải qua 150 năm, Sài Gòn đã có thêm rất nhiều nhà thờ khác nữa, mỗi tòa một vẻ đẹp với đủ kiến trúc. Kiến trúc nhà thờ Công giáo là một thành tố góp phần làm nên "phần hồn" của kiến trúc đô thị.

Giáo xứ Hạnh Thông Tây có từ năm 1861, do linh mục Puginier gầy dựng (sau này được phong chức giám mục.). Lúc ấy, nơi đây là khu vực ngoại thành khá xa Thành phố, dân cư thưa thớt, gần với nghĩa địa nên rất vắng vẻ, với một số ít giáo dân, phần đông là người nghèo. Trải qua mấy chục năm mà nhà thờ chỉ được xây đơn giản, nhỏ hẹp vì không có kinh phí.

Đến năm 1921, linh mục Matthêu Hồ Tấn Đức đến làm chánh xứ ở đây, thấy nhà thờ xuống cấp, cần phải tôn tạo, linh mục đã viết một tờ giấy với đại ý mong thánh Giuse giúp tu sửa lại nhà thờ, rồi bỏ tờ giấy vào chiếc túi đeo lên tượng thánh Giuse.

Ít ngày sau, người đàn ông ấy quay lại thưa chuyện với linh mục chánh xứ, xin phép được bỏ một số tiền lớn ra không phải tu sửa lại nhà thờ mà xây hẳn một ngôi nhà thờ mới, to và đẹp hơn. Người đàn ông ấy là Denis Lê Phát An, cậu của Nam Phương Hoàng hậu, con trai ông Lê Phát Đạt (tức Huyện Sĩ, tương truyền là người giàu nhất Miền nam lúc đó, đứng đầu nhóm bốn người "nhất Sĩ, nhì Phương, tam Cương, tứ Bưởi"). Ông An được ông Huyện Sĩ giao cho cai quản một khu đất rộng lớn ở khu vực Gò Vấp và nhờ vậy ông mới biết đến nhà thờ Hạnh Thông Tây.

Do thánh bổn mạng của nhà thờ vốn là thánh Giuse, còn ông Lê Phát An có thánh bổn mạng là thánh Denis, nên giáo xứ quyết định xây tượng thánh Denis ở ngay trước nhà thờ, phía trên cửa vào, còn tượng thánh Giuse được xây trên đài ở cùng Đức mẹ Maria chếch hai bên phía trước, như vậy nhà thờ có tới hai vị thánh bổn mạng.

Hai nhà thầu Baader và Lamorte được ông An thuê để thiết kế và xây dựng. Thay vì thiết kế theo phong cách Gothic và Roman khá phổ biến như nhiều nhà thờ khác, họ đã chọn thiết kế theo phong cách Byzantine mô phỏng theo Vương cung thánh đường Vitale ở TP Ravenna của Ý. Chính điều này đã khiến nhà thờ Hạnh Thông Tây trở thành nhà thờ có phong cách kiến trúc cực kỳ hiếm và độc đáo tại Sài Gòn cũng như ở Việt Nam. Phong cách Byzantine là lối kiến trúc có thiết kế mái hình vòm và dùng n hiều ô cửa kính để lấy ánh sáng từ mái vòm. Trang trí nội thất sử dụng tranh ghép từ đá, gạch thay vì chạm trổ điêu khắc thông thường.Nếu nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ hao hao một cây thánh giá do có hai chái nhô ra, bên ngoài thiết kế thanh tú, giản dị .

Điểm riêng biệt của kiến trúc Byzantine ở nhà thờ thể hiện qua tháp tròn có mái vòm đúc hình bán cầu duy nhất phía cuối gần cung thánh (kiểu mặt bằng tập trung). Bên trên mái vòm là tháp nhỏ hình chóp nhọn để lấy ánh sáng. Tường ngoài nhà thờ là những mảng trơn được đắp gờ, chỉ trang trí kết hợp hoa văn, phù điêu đơn giản bằng thạch cao. Phía dưới tháp chuông nhà thờ được xây bằng đá tảng, bên trong là một bộ chuông gồm ba cái mang ba âm khác nhau. Bộ ch uông này được hãng đúc chuông nổi tiếng Paccarrd của Pháp đức vào năm 1925.

Tháp chuông nhà thờ phía dưới được ghép bằng đá tảng trông rất vững chãi, phía trên cao vút lên với tháp nhọn và đặt ba quả chuông tạo thành hợp âm được hãng đúc chuông nổi tiếng Paccard của Pháp đúc vào năm 1925. Ban đầu tháp chuông cao hơn 30 m nhưng vì khu vực này nằm trên đường bay của sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, có nhiều máy bay quân sự cất hay hạ cánh nên cuối năm 1953, Hàng không Đông Dương đã xin Đức Giám Mục J. Cassaigne cho hạ thấp tháp chuông nhà th& #7901; Hạnh Thông Tây để đảm bảo an toàn, tháp chuông vì thế bị phá bỏ phần chóp, trở nên bằng phẳng như ngày nay và chỉ còn cao 20 m.
Ẩn mình sau cánh cổng nhỏ và những hàng cây, giữa khuôn viên thoáng đãng đầy ắp cỏ hoa, nhà thờ Hạnh Thông Tây cổ kính như đang lặng lẽ ngắm nhìn dòng đời tấp nập của Tp. Hồ Chí Minh, đô thị lớn bậc nhất ở Việt Nam.


Thánh đường Hạnh Thông Tây đã tồn tại hơn 1 thế kỷ, theo lối kiến trúc Byzantine với một khoảng không thoáng, rộng. Nhà thờ Hạnh Thông Tây có nét khác biệt so với một số Thánh đường khác trong giáo phận Sài Gòn. Chỉ cách một cánh cổng, nhà thờ Hạnh Thông Tây thật yên bình so với nhịp chảy của dòng đời cuốn trôi bên ngoài.


Thật đáng quý cho một giáo xứ với ngôi Thánh đường chứa đựng chiều dài thời gian và cả hành trình đức tin của người giáo dân vùng Gò Vấp này. Năm Thánh 2010, giáo xứ Hạnh Thông Tây sẽ hân hoan mừng kính 150 năm thành lập giáo xứ. Nhà thờ Hạnh Thông Tây để lại dấu ấn sâu sắc trong hành trình đức tin của gần 6000 giáo dân nơi đây. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nhà thờ Hạnh Thông Tây đã trở thành tài sản quý giá về mặt tôn giáo và là một di sả n kiến trúc độc đáo của Sài thành

Để nhớ công ơn của ông bà Lê Phát An , nên khi ông bà qua đời . Đức Giám mục Jean Cassaigne, Giám mục Sài Gòn cho phép mai táng trong nhà thờ, nhằm khuyến khích những người có tâm bỏ tiền xây dựng nhà thờ. Trong di chúc ông bà An cũng chỉ mong ước được chôn cất phần mộ trong hai bên chái, để nếu ai mới đặt chân vào nhà thờ thì không thể nhìn thấy hai ngôi mộ này.

Next Post Previous Post